Viettoc Foundation Background

LM. Phêrô Trần Công Vang - Sáng Lập Viên/ Hội Trưởng

Father. Peter Vang Cong Tran – Viettoc Founder

At the end of 1997, following the closure of a mission to assist the refugees in Hong Kong, I have returned to Viet Nam and taken a whirlwind tour from the North to the South. Although, the civil war in Viet Nam ended 25 plus years ago, the impact and damages are far beyond one’s imaginations. War-torn Viet Nam has tried hard, but still has a long way to go in its rebuilding process. In Vietnam, there are still many needs that must be met. According to my observations, one of the most significant needs, which often gets neglected, is education for the minorities children. The hill tribes people in the highland regions I visited live in extreme poverty without the opportunity to pursue a better life.

After my initial visit, I have taken other follow-up trips to the same regions to investigate what I, what we, together can do for these unfortunate children. I found that $60 dollars is all that is needed to give a child the opportunity to go to school for one year. I beseech you and call you to help in providing these underprivileged children a means to get an education and thus a chance for a better future.

I also thank God for allowing me to come into contact with you, generous souls who have sacrificed much in order to share with those less fortunate. Please continue to pray for one another. And let us, also, continue to extend our hands and broaden our circle of friendships. May God grant you and your family many blessings.

Our Goal

Viet Toc hopes that through the Links of Love program, you will join us in helping to improve the lives of those in dire need in Vietnam, especially with the education of underprivileged Montagnard children.

Mission Of Statement

Viet Toc’s mission is to provide and promote education for underprivileged Montagnard children. These children live in remote villages in the Highlands of Lam Dong, GiaLai (including Pleiku, Duc Co, and others), H-Mong and Buon Ma Thuot.  Among them are orphans as well as children whose parents suffer from leprosy.

We also help in providing the most basic health and sanitary needs for the impoverished Montagnard people.

Lịch Sử Hoạt Động

  • GIAI ĐOẠN ƯƠM MẦM: 1998-2000

    Thoạt đầu, các buôn làng lập danh sách các em có hoàn cảnh khó khăn do cha hoặc mẹ chết, hoặc bị bệnh tật, mất sức lao động… ở Lộc Tân, Pleikly, Pleichuet và Ayunpa. Rồi từ từ lan ra các làng lân cận: Krôngpa, Phú Thiện, Phú Quang, Iale, Ialy, …

    Ở Lâm Đồng, từ Phú Sơn lan ra R’Lơm, R’Teng, Xoan, Ryongsre, Đạ Rkôh, Đanung, …

    VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN : Đưa được nhiều trẻ đến trường, không có nghĩa là xong việc. Việt Tộc muốn nâng cao trình độ các em. Thế nhưng, công việc này không dễ dàng chút nào : có một số em đã bỏ học nửa chừng. Lý do: có em vì ham chơi hơn ham học; có em vì hoàn cảnh gia đình túng thiếu phải bỏ học, phụ giúp cha mẹ đi chăn bò, lượm phân… có em học không nổi, không tiếp thu được bài học nên chán nản bỏ cuộc (hs cấp 2). Công bằng mà nói: Học chung với người Kinh, các em Dân tộc gặp nhiều khó khăn như bị Thầy Cô phân biệt đối xử, bạn bè khinh thường; Tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ, nên các em không hiểu hết những gì thầy cô giảng, mà các em còn nhút nhát không dám hỏi.

    Kết quả sơ khởi: Sau 3 năm trợ giúp, kết quả vẫn là con số 0. Các linh mục, đặc biệt là các linh mục ở vùng truyền giáo, lúc nào cũng bận rộn với những việc mục vụ… Giờ đâu mà chăm sóc đến việc học các em. Còn Phụ Huynh thì sao ? Đa số không cho việc học là cần thiết và quan trọng: Học cũng được, không học cũng được. Một số khác cho rằng đi học mất ngày giờ, vì không có người làm việc nhà. Thế nên, một số em học lơ là lấy có, kết quả không mấy khả quan: chỉ đạt Trung bình hay yếu.

    Thực tế có em sau 3 năm vẫn chưa biết đọc, biết viết, nhưng vì thành tích, Thầy Cô vẫn cho em lên lớp đều đều… để lấy tiếng: “DẠY TỐT, HỌC TỐT”.

  • KIỆN TOÀN CƠ CẤU: 2001 – 2012

    Sau mấy năm kết quả không mấy khả quan, Việt tộc quyết định thay đổi đường hướng là chỉ giúp Học bổng cho những em chịu khó đi học: Ai đi học thì giúp, ai không học thì thôi. Điều này làm cho một số Phụ Huynh không hài lòng, vì con em họ bị gạt ra ngoài. Điều này có nghĩa: Việt tộc không nhằm trợ giúp Kinh tế, mà là hỗ trợ phương tiện để con em họ đi học, có thêm được kiến thức. Và họ cũng cần phải thay đổi não trạng là “Việt tộc không giúp cho tất cả mọi người, mà chỉ giúp cho một số người thỏa theo những yêu cầu của Hội”.

    CỘNG TÁC VIÊN : Nhờ có Học bổng của Việt Tộc, các em được cắp sách đến trường. Về nhà các em được các “Ako khul”(1) đôn đốc, theo dõi việc học. Trong tuần các em quy tụ lại chung với nhau 2, 3 lần để ôn bài vở. Chính nhờ các buổi học theo nhóm này, các em đã khá hơn. Việt Tộc đã gọi các Ako khul là CỘNG TÁC VIÊN của mình. Hiên nay số Cộng Tác Viên đã lên đến khoảng 150 người, trong đó có nhiều bạn trẻ tiếp nối công việc của cha anh mình, hoặc các anh chị sinh viên đã ra trường, nay quay về giúp lại buôn làng.

    VAI TRÒ CỦA CÁC NỮ TU : 4 vùng thời ban sơ đều do các linh mục đảm trách, nhưng các linh mục – đặc biệt là các linh mục ở vùng truyền giáo – bận bịu với biết bao công việc mục vụ, các ngài không thể cáng đáng việc chăm sóc, đôn đốc việc học tập. Do đó công việc tỉ mỉ này được giao lại cho các Sơ đảm trách.

    LẤY BẢNG ĐIỂM : Song song với việc tổ chức ‘học theo nhóm’, Việt Tộc đẩy mạnh chương trình của mình bằng cách bắt đầu cho lấy bảng điểm để những người phụ trách theo dõi sức học các em và có biện pháp giúp đỡ khi cần. Các em lười học, bỏ học… Việt Tộc không trợ giúp nữa. Các em ‘học yếu’ được Việt Tộc gia hạn thêm một năm nữa để xem kết quả có gì tiến triển hơn không, bằng không sẽ cắt.

    MÔ HÌNH “NHÀ NỘI TRÚ” : Một số buôn làng, các gia đình sinh sống rải rác, khó cho việc các em quy tụ học theo nhóm; hoặc một số nơi khác, do thiếu Cộng tác viên hướng dẫn, nên kết quả việc học tập không cao…

    Ở nhà nội trú, do điều kiện sống chung với nhau, các em có nhiều thời gian học tập, sinh hoạt, ôn bài vở… đặc biệt các em còn được các Thầy Cô luôn có mặt để giảng giải các bài tập khó, hay giúp lấy lại kiến thức cho những em mất căn bản. Mô hình “Nhà Nội Trú” đã đem lại nhiều kết quả rất đáng biểu dương, như : nhà nội trú ở Mang Yang, nhà nội trú Duy Tân ở Pleiku, nhà nội trú Pleichuet…

    Bên Lâm Đồng có nhà nội trú Phú Sơn, Đinh Văn, Dampao, Thạnh Mỹ…

    Ghi chú: (1) : Ako khul (Jrai), Yao Phu (Bahnar) : Ban Chức việc.

  • TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN: 2013 – 2018…

    Có mặt trên quê hương Việt Nam từ năm 1998, Việt Tộc đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển dân trí đồng bào Sắc tộc ở Tây nguyên và Cao nguyên Nam phần.

    KẾT QUẢ VỀ HỌC VẤN: Việt Tộc giúp học bổng cho các em bậc Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở và Phổ Thông Trung Học. Thêm vào đó, là các Nhà Trẻ & Mẫu Giáo. Ngoài ra, sau khi học xong Trung Học, các em tiếp bước lên bậc Đại Học với các Trường Đại Học chánh quy, Cao Đẳng hay Trung Cấp.

    Việt Tộc rất quan tâm đến 2 lãnh vực Sư Phạm và Y Tế. Nhiều sinh viên đã chọn học các ngành nghề này và năm 2013 là năm đầu tiên mà Việt Tộc gặt hái được thành quả sau nhiều năm mong đợi. Hiện nay với hơn 3.300 học sinh và 350 sinh viên mà Việt Tộc đang giúp học bổng, mỗi năm có khoảng từ 40 – 45 sinh viên tốt nghiệp ra trường.

    Các sinh viên Sư Phạm Mầm Non, Tiểu Học và Trung Học lần lượt tốt nghiệp. Các Y tá, Dược tá cũng được cấp bằng mỗi năm, và có ai tin rằng người Dân tộc cũng đậu được bằng Bác sĩ Y Khoa như ai. Họ đã tốt nghiệp Bác Sĩ đa khoa tại trường Đại Học Y Dược TP.HCM như Bs Ganh Siu (Ayunpa), Bs K’Du Nét (Di Linh – Lâm Đồng) , hay Rô H’Miên (Ayunpa) Điều Dưỡng, và Bs Ka Hưm (Lâm Đồng) sẽ ra trường tháng 10 năm nay.

    Những tên tuổi như: Helena Siu H’Nhi (tốt nghiệp âm nhạc chuyên ngành T’rưng), Touneh My Nhon (cử nhân ngành Hóa Học), K’ Dip, K’ Xuyên (cử nhân ngành Thực vật học), K’Sĩ (Kỹ sư Công nghệ Ôtô), Khiu (Kỹ sư Xây Dựng), Nay Pôn (Kỹ sư Tin Học), Mưng (Sư Phạm Tiểu Học), Ngoc Xjteen (Giáo dục Mầm Non), Anna Lucya (Sư Phạm Tiểu Học), v.v… và v.v… đã làm rạng danh Việt Tộc, nêu gương sáng cho đàn em bước theo. Đức Cha Micae mỗi lần ghé thăm… cũng đều nhắc nhở, động viên các em phải siêng năng học hành: “Đất đai ruộng vườn có ngày mất, Tiền bạc có ngày hết, nhưng CÁI CHỮ luôn đi với mình… mình chết mới hết. Nhưng trước khi chết cũng còn nói được một câu với kẻ cướp đất, cướp nhà của mình…”.

Accomplishments

Scholarships
  • 2005-2006: 731 scholarships
  • 2006-2007: 1,065 scholarships
  • 2007-2008: 1,485 scholarships
  • 2008-2009: 1,527 scholarships
  • 2009-2010: 1,018 scholarships
  • 2010-2011: 1,277 scholarships
  • 2011-2012: 1,432 scholarships
  • 2012-2013: 1,643 scholarships
  • 2013-2014: 2,500 scholarships
  • 2014-2015: 1,750 scholarships
  • 2015-2016: 2,546 scholarships
  • 2016-2017: 2,496 scholarships
  • 2017-2018: 2,230 scholarships *

* From this number, there were 220 college and university students.

Ghi Nhận Một Số Dự Án Đã Thực Hiện

—– Giáo Dục * Y Tế * Phát Triển —–

Trong trang này xin được nêu lên một số dự án mà Hội Việt Tộc đã thực hiện trong những năm qua; bao gồm nhiều lãnh vực liên quan đến sức khoẻ đồng bào, trả lương cho thầy cô giáo dạy kèm, trợ cấp thực phẩm, xây giếng nước, xây nhà cộng đồng, nhà nội trú, sân chơi cho nhà trẻ, trạm chăm sóc sức khoẻ, tiền mua xe đạp, giườngcho các em nội trú, tiền cứu trợ nạn nhân bão lụt…

 Do việc ghi nhận các dự án chỉ dựa vào tài liệu tường trình mà ban biên tập có trong tầm tay; Do đó, đây chỉ là một phần trong những công việc mà Hội đã liên tục hỗ trợ cho đồng bào Sắc tộc trong suốt hơn hai mươi năm qua.

Dự Án Giáo Dục

2016

  • Học hè tại các vùng Pleiku, MangYang, Phú Nhơn, Ayunpa
  • Hỗ trợ thực phẩm học sinh nội trú KonroBang – Châu Khê
  • Cung cấp xe đạp Thanh An.
  • Hỗ trợ sinh hoạt phí cho một số sinh viên Pleiku,  Saigon.
  • Giúp 10 máy tính bảng đa năng tại Chư Sê – GiaLai.
  • Dự án sinh hoạt hè vùng  Pleichuet, Pleiku, Lâm Đồng
  • Dự án hỗ trợ 5 cô nuôi dạy trẻ Pleichuet.
  • Hỗ trợ lương cho các cô giáo  bao gồm: tại Lâm Đồng (1), Châu Khê (2),  Ploibong (2), Daklak (2), Phú Thọ- GiaLai (2), Võ Lâm- KonTum (1).

Dự Án Y Tế

2016

  • Trạm xá cho bệnh nhân Phong và Tủ Thuốc Nhân Ái, Dak Đoa-Gialai
  • Kapa mổ ruột thừa, Lâm Đồng
  • Tiền ăn cho 60 em nhà trẻ suy dinh dưỡng
  • Chữa bệnh cho em Joang Thưởng tại IaGrai, Gia Lai

2013

  • Em Ksor H’Min hưởng trợ cấp chữa bệnh 6500
  • Em Siu Rin hưởng trợ cấp ca mổ bướu đầu 5560$, do sơ Lâm Thuỷ đề nghị
  • Em H’Leng hưởng tài trợ Ca mổ đau cột xương sống
  • Tài trợ ca mổ cho em K’Hai – Phú Sơn
  • Tài trợ Ca mổ chữa bệnh em Siu H’Chiêu – Bịnh Viện Huế

2012

  • Tài trợ cho hai em Rmah Saek & Hon viện phí để mổ hàm ếch 2400$; Sau đó tài trợ thêm lần thứ hai cho hai em: 8,471$

2009

  • Hai lần đem bác sĩ về gần buôn làng để khám bệnh và phát thuốc cho hàng trăm người.

Dự Án Phát Triển và Trường Hợp Khẩn Cấp

2018

  • Lớp huấn nghệ cắt tóc

2016

  • Hệ thống nước sạch và chân bồn chứa nước tại Plơi R’Ngol Ama Drung, Gia Lai
  • Bồn chứa nước sạch cho 400 gia đình tại Đak Đoa, Gia Lai
  • Dự án nước sạch cho 2500 người tại Mang La, Xã Ngọc Bay, Kon Tum
  • Làm đường và sân chơi cho nhà trẻ làng Chuet Ngoi, Pleiku
  • Sửa chữa nhà ngủ nội trú Thanh An, Pleiku

2013

  • Xây Nhà Trẻ Làng Ó, Xã Iasao – Huyện IaGrai.
  • Giúp lợp mái tôn cho 10 nhà làng Chu Gu
  • Tài trợ mua phân bón trồng Cà Phê (H’Mong)

2008

  • Giúp đồng bào Ayunpa sau cơn bão lụt.

2006

  • Lớp dệt thổ cẩm tại Ayunpa
  • Xây hệ thống nước sạch cho các làng: PoChah, Chu Gu
  • Xây giếng nước cho làng phong
  • Xây nhà tình thương
© Copyright 1998 - 2023· Viet Toc Foundation · All Rights Reserved