Tìm Hiểu Một Số Giai Điệu Đặc Trưng Của Dân Ca Tây Nguyên

—– Huỳnh Ngọc La Sơn —–

Dân ca Tây nguyên đã có từ lâu đời trên mảnh đất Tây nguyên bao la giàu đẹp. Về dân ca Tây nguyên, chúng ta thường được nghe những lời ca, tiếng đàn trong thang âm ngũ cung:

Rất nhiều bài hát viết về Tây nguyên đều dựa trên thang âm ngũ cung này. Thực ra, thang âm trên chỉ thuộc về dân ca của một số dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở Tây nguyên mà đông nhất là Ja rai và Ba na.

Mỗi dân tộc thiểu số ở Tây nguyên đều có những thang âm tiêu biểu cho dân nhạc của mình, chúng ta có thể điểm sơ qua một vài nét cơ bản của các dân tộc Ê đê, Ba na, Ja rai.

* Dân ca Ja rai

Giai điệu của dân ca Ja rai thường nồng nàn, mạnh mẽ, sâu đậm, thiết tha, vui buồn tột cùng, dễ đi sâu vào lòng người, thường được tiến hành theo quãng 5 đúng đi xuống liền bậc (Sol-Fa-Mi-Do) Sự tiến hành của các giai điệu có thể thay đổi nhưng tiết tấu thì ít khi thay đổi. Thí dụ bài Lên nương, dân ca Ja rai:

Hay như bài Bơ hơ chim:

Dân ca Ja rai có các thể loại:

Hát nói gọi là Knhă
Hát có nhịp điệu gọi là Adoh
Hát giao duyên gọi là Nhik
Hát kể trường ca gọi là Hri.

* Dân ca Ba na

Dân ca Ba na có tính chất thiết tha, nồng nàn nhưng không bước đến tột cùng của tình cảm do dùng nhiều quãng 4 ( Si-Mi hay Mi-Si). Giai điệu Ba na có tính bình ổn, ít có đột biến, thường là những khúc nhạc ngắn, nhịp điệu đơn giản.. Dân ca Ba na cũng đem cảm giác lắng dịu, êm đềm.

Thang âm dân ca Ba na Rơ ngao còn được gọi tên là đon, đen, ton, ten theo âm thanh phát ra của bộ chiêng.

Thí dụ bài Vui mùa mai vàng, dân ca Ba na:

* Dân ca Ê đê

Dân ca Ê đê thường được trình bày ở điệu trưởng với thang âm ngũ cung quen thuộc ( Re – Sol – La – Si – Re), những quãng nửa cung chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện tạo nên sự biến đổi giai điệu một cách nhẹ nhàng nhưng rất ấn tượng, kết hợp cả hai yếu tố trữ tình và mạnh mẽ, dàn trải và nhịp điệu. Dân ca Ê đê có 2 thể hát chính là hát nói (Kứt) và hát có giai điệu (Muynh), sau này có sự xuất hiện của điệu ei rei là sự biến dạng của lối hát có giai điệu (hát đối đáp).

Thí dụ bài Chi Ri Ria, dân ca Ê đê:

Khi nắm bắt được những nét khái lược về đặc trưng của dân ca Tây nguyên, việc lựa chọn và đưa vào phần dạy những bài hát địa phương tự chọn hay giới thiệu dân ca Tây nguyên trong những buổi ngoại khóa của giáo viên sẽ có sức thuyết phục hơn. Điều quan trọng là thông qua một bài dân ca cụ thể, giáo viên Âm nhạc sẽ giới thiệu được cái hay, cái đẹp của một nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc.

Tác Giả: Huỳnh Ngọc La Sơn

Nguồn Internet

Các Bài Liên Quan

Lễ Cúng Thần Lúa – Ngă Yang Hri

Khi cây lúa tới thời con gái, hay lúc cây lúa nặng hạt hay bắt đầu chín, người Jrai “ngă Yang Hri” (Yang Hri là Thần Lúa – cúng Thần Lúa). Tại thửa ruộng, chỗ cúng Yang Hri, người ta đặt một ghè rượu ở phía Đông (gah ngó) cũng gọi là phía trên.
Tháng 6 28, 2019/by NestPixel

Lễ Bỏ Mả

Lễ hội bỏ mả (còn gọi là lễ bỏ ma – Pơ Thi). Có thể nói, lễ bỏ mà là lễ hội lớn và là nghĩa vụ cuối cùng mà người sống làm cho người chết. Sau khi làm lễ bỏ mả, người sống coi như đã hoàn thành mọi trách nhiệm với người chết.
Tháng 6 28, 2019/by NestPixel

Vũ Điệu Xoang Của Người Ba Na

Vũ điệu Xoang mang tính cộng đồng, ai cũng có thể tham gia trong những dịp lễ hội. Những người có mặt trong đội hình Xoang thường chuyển động theo những đường cong uốn lượn, di chuyển bằng những bước đi ngắn, nhịp nhàng trong đội hình đồng điệu, phối hợp giữa co và duỗi chân, tay, nhún nhẩy đung đưa thân mình.
Tháng 6 28, 2019/by NestPixel

Lễ Đâm Trâu

Lễ đâm trâu (người Ba Na gọi là x’trăng, người Cor gọi là xa-ố-piêu,người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơ pu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn bán, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác.
Tháng 10 18, 2015/by NestPixel
Load more