Đường Hướng
Việt Tộc mong là nhịp cầu yêu thương để chúng ta tiếp tay với Đồng Bào ở quê nhà, góp phần vào đời sống khó khăn của họ, đặc biệt về mặt giáo dục cho các con em Sắc Tộc nghèo.
Chương trình Nhịp Cầu Yêu Thương (NCYT) được thành lập bởi Linh Mục Phêrô Trần Công Vang dòng Chúa Cứu Thế cùng một số anh chị em ở Maryland từ năm 1998 nhằm mục đích giúp các em Dân Tộc trong vấn đề học vấn. Mục tiêu của Việt Tộc Foundation là giáo dục để nâng cao đời sống người dân ở Tây Nguyên. Ngoài giáo dục, Việt Tộc Foundation còn giúp đỡ người thiểu số Tây Nguyên trong các lãnh vực y tế, phát triển, cứu trợ, huấn nghệ và văn hóa.
Đồng bào Tây Nguyên nghèo từ bao nhiêu đời nay rồi. Cái ăn các mặc họ cần lắm, nước uống khẩn thiết lắm, hơn bao giờ hết, nhất là lúc này rừng núi không còn là của họ. Cho nên những chia sẻ của chúng ta từ nước cho tới y tế, những cái nhà cái gạo cái cơm họ đều rất trân quý. Nhưng muốn thay đổi được định mệnh của họ thì học vấn là cái chủ yếu. Đó là điều mà Hội Việt Tộc muốn hướng tới, đưa học vấn trở về làng, từ cấp nhỏ cho đến đại học đến khi ra trường.
Năm 2000 Cha và Nhóm quyết định thành lập Hội Việt Tộc và chính thức đăng ký với Sở Thuế thành một tổ chức vô vụ lợi và hoạt động cho đến nay.
Việt Tộc mong là nhịp cầu yêu thương để chúng ta tiếp tay với Đồng Bào ở quê nhà, góp phần vào đời sống khó khăn của họ, đặc biệt về mặt giáo dục cho các con em Sắc Tộc nghèo.
Việt Tộc dành ưu tiên giúp đỡ các trẻ em Sắc Tộc bất hạnh. Trong số này, có các trẻ em mồ côi hoặc cha mẹ mắc bệnh phong cùi tại các buôn làng xa trục lộ giao thông của vùng Lâm Ðồng (Phú Sơn, Lộc Tân, Dam Rong, Thạnh Mỹ và Tu Tra), vùng Gia Lai (Pleiku, Pleichuet, Ayunpa, KrongPa ở vùng Pleikly, Châu Khê, Đức Cơ, Ialy), vùng Buôn Ma Thuột và Kontum.
Ngoài ra, Việt Tộc cố gắng đáp ứng một số nhu cầu nâng cao đời sống của người dân Sắc Tộc như nhu cầu y tế, và văn hoá.
Chọn phương án giáo dục để góp phần giải quyết vấn đề nghèo đói là một thách thức về mặt thời gian, nhận thức và cộng tác của phụ huynh.
Hỗ trợ y tế, chăm sóc và phát thuốc cho hàng ngàn đồng bào ở những làng vùng xa; cùng sự cộng tác của giới y sĩ và những người thiện chí tại Việt nam.
Quan tâm giúp đỡ đặc biệt đến các buôn làng xa xôi hẻo lánh nghèo đói vì bị bệnh phong cùi; bị ruồng bỏ và sống cô lập hoàn toàn với xã hội bên ngoài.
Giúp một giếng nước sạch, một hệ thống lọc nước cho cả làng dùng chung là một việc cần thiết cho sức khỏe cộng đồng hiện tại và tương lai.
Theo như thống kê mới nhất năm 2017, hiện tại Hội Việt Tộc đang cung cấp cho các em sinh viên học sinh thuộc dân tộc thiểu số vùng Tây nguyên 2,499 học bổng, trong số đó có 2,332 học bổng cho học sinh , và 167 học bổng cho sinh viên .
Sau đây là những tiêu chuẩn cứu xét học bổng cho các em:
Về phần các sinh viên, vì hoàn cảnh phải đi học xa nhà, tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Huế… các em cũng có các Cộng Tác Viên để liên lac, giúp đỡ, và sinh hoạt thường xuyên với các em.
Muốn nhận được học bổng Việt Tộc, các em phải được sự giới thiệu của những người phụ trách tại địa phương (linh mục, tu sĩ, hay các trưởng cộng tác viên). Hội có những cộng tác viên giúp thu thập, chứng nhận, cứu xét các hồ sơ xin học bổng, và sau khi các học bổng đã được chấp thuận bởi Ban Dự Án Học Vấn Giáo Dục, các cộng tác viên sẽ theo dõi tiến trình thực hiện, và báo cáo kết quả cho Hội.
Trước khi chấp thuận dự án học vấn ở một đia phương, linh mục hội trưởng và ban điều hành sẽ: viếng thăm nghiên cứu môi trường; thành lập ban Cộng Tác Viên nhằm theo dõi, nâng đỡ các em và tạo cơ cấu sinh hoạt họp nhóm để các em học tập tốt hơn.
*From this number, there were 220 college and university students.